LIÊN HỆ MUA BÁN XE
Đăng bởi Admin in Tin Tức | 10 Comments
Hiện hàng hóa thông quan tại ICD Mỹ Đình phần lớn là ô tô, rượu, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng; trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn như Trường Hải thông quan hàng hóa tại đây.
Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn được áp dụng cơ chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng tại cảng nội địa Mỹ Đình.
Hiện ở phía Bắc nước ta, có một số cảng nội địa nhưng không nhiều. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện cơ chế tài chính theo Luật Thủ đô, trên cơ sở tờ trình của Bộ Tài chính, vào tháng 4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn 789/TTg-KTTH về việc áp dụng thí điểm cơ chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng tại Cảng cạn ICD Mỹ Đình.
Cơ chế thí điểm chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa tiêu dùng từ cửa khẩu nhập về Cảng nội địa (ICD) Mỹ Đình thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội sắp hết thời hạn. Hiện, Bộ Tài chính đang hoàn thiện văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc chính thức áp dụng cơ chế này.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính, cơ chế chuyển cửa khẩu giúp khắc phục một phần quá tải hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn thông quan tại Hà Nội hoặc Hải Phong theo từng lô hàng, từng địa bàn kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thời gian đi lại và chi phí thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt là với mặt hàng thường xuyên phải kiểm tra thực tế hàng hóa, tham vấn giá.
Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp lựa chọn thông quan tại ICD Mỹ Đình tăng lên nhanh chóng. Trong 6 tháng đầu tiên thực hiện cơ chế thí điểm, có 32 doanh nghiệp lựa chọn thông quan tại ICD Mỹ Đình với trung bình 38 tờ khai/tháng. Nhưng sau 2 năm, có tổng số 319 doanh nghiệp đến làm thủ tục thông quan tại đây, số thuế thu được khoảng 2.534 tỷ đồng.
Lãnh đạo CTCP Interserco, đơn vị quản lý và kinh doanh cảng cạn Mỹ Đình cho biết, Công ty đã đầu tư 500 bộ GPS không chỉ gắn vào phương tiện vận tải, mà còn gắn vào từng cửa container để đảm bảo đủ khối lượng hàng ra khỏi Cảng Hải Phòng về đến ICD Mỹ Đình nhằm phòng chống gian lận, trốn thuế.
Trong hai năm qua, nhiều doanh nghiệp liên hệ với cảng, nhưng với điều kiện hiện tại của cơ chế thí điểm, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện chuyển khẩu. Theo đó, chỉ cho phép doanh nghiệp có trụ sở thuộc địa bàn Hà Nội hoặc có chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Hà Nội và có thời gian hoạt động đủ 365 ngày mới thuộc đối tượng áp dụng cơ chế này. Quy định này đã làm hạn chế số lượng doanh nghiệp thông quan tại cảng. Do đó, nếu cơ chế chuyển khẩu được áp dụng rộng rãi sẽ tạo ra lợi ích cho cả ba “nhà” – nhà nước, doanh nghiệp nhập khẩp và đơn vị kinh doanh cảng.
Qua tổng kết và lấy ý kiến các bên, Bộ Tài chính cho rằng, đây là cơ chế đúng, phù hợp và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép chính thức áp dụng cơ chế chuyển khẩu.
Theo đó, không giới hạn thời gian hoạt động xuất nhập khẩu, không giới hạn điều kiện doanh nghiệp có trụ sở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Việc quản lý các doanh nghiệp này sẽ được cơ quan Hải quan áp dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro theo tinh thần của Luật Hải quan năm 2014.
Sưu tầm