LIÊN HỆ MUA BÁN XE

0966.809.696

hien thi
“Nhất đới, Nhất Lộ” dự án đầy tham vọng của Trung Quốc
22 May
“Nhất đới, Nhất Lộ” dự án đầy tham vọng của Trung Quốc

Đăng bởi Admin in Tin Tức | 10 Comments

Sáng kiến Nhất đới, Nhất Lộ của Trung Quốc lấy cảm hứng từ Con đường Tơ lụa xưa, đó là hệ thống các tuyến đường buôn bán cách đây nhiều thế kỷ giữa châu Âu và châu Á, giữa Đông và Tây.

Đây là một sáng kiến thương mại, một chiến lược kết nối kinh tế khổng lồ, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước, các khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội.

Giấc mộng Trung Hoa

Nhất đới, Nhất Lộ được coi là đứa con tinh thần của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là chính sách đối ngoại quan trọng nhất của nhà lãnh đạo này cho tới nay. Ông Tập gọi đây là “dự án thế kỷ”.

Qua sáng kiến này có thể thấy ông Tập theo đuổi đường lối đối ngoại chủ động, thoát khỏi tư tưởng đối ngoại “giấu mình chờ thời” và “tránh đi tiên phong” của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây.
Sáng kiến Nhất đới, Nhất Lộ (tiếng Anh gọi là “One road & One belt”) gồm 2 vế: Vành đai kinh tế trên bộ và Con đường Tơ lụa trên biển. Vành đai trên bộ gồm khu vực Con đường Tơ lụa xưa và bộ phận mở rộng, với 6 hành lang lớn, kết nối châu Âu và Trung Quốc.

Toàn bộ Nhất đới, Nhất Lộ sẽ kết nối Đông Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Riêng Con đường Tơ lụa trên biển kết nối bờ biển Trung Quốc với châu Âu qua Biển Đông, Ấn Độ Dương và đi từ bờ biển Trung Quốc qua Biển Đông ra Nam Thái Bình Dương.

Dự án “Con đường Tơ lụa” hiện đại tập trung vào xây dựng hạ tầng đường bộ, đường sắt và đường biển, đường hàng không, đường ống dẫn dầu, đường dây điện, và hệ thống viễn thông để tăng cường kết nối liên khu vực.

Khái niệm “Vành đai” được ông Tập giới thiệu lần đầu vào tháng 9/2013 khi nhà lãnh đạo Trung Quốc này đi thăm quốc gia Trung Á là Kazakhstan. Phát biểu tại Đại học Nazarbayev, ông Tập đề nghị Trung Á hợp tác với Trung Quốc để xây dựng một Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.

Đến tháng 10/2013, ông Tập đề xuất xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và khối ASEAN, đồng thời đưa ra các gợi ý về một Con đường Tơ lụa trên Biển của thế kỷ 21.

Phát biểu tại quốc hội Indonesia khi đó, ông Tập đề xuất lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để cung cấp tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kết nối khu vực và hội nhập kinh tế.
Tháng 2/2014, Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đạt được sự đồng thuận về xây dựng “Vành đai và Con đường” và về kết nối hệ thống này với hệ thống đường sắt Âu-Á của Nga.

Tháng 5/2014, giai đoạn đầu của một trung tâm logistics do Trung Quốc và Kazakhstan cùng xây dựng đã đi vào hoạt động tại Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Trung tâm này là điểm trung chuyển lý tưởng cho hàng hóa các nước Trung Á đi ra thị trường nước ngoài.

Tháng 10/2014, 21 nước châu Á tự nguyện tham gia AIIB với tư cách là quốc gia sáng lập. Họ ký Bản ghi nhớ về thành lập AIIB. (Ngân hàng này thành lập chính thức vào cuối năm 2015.)

Tháng 11/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình công bố Trung Quốc đóng góp 40 tỷ USD để lập ra Quỹ Con đường Tơ lụa.

Tháng 12/2014 Thái Lan phê chuẩn dự thảo Bản ghi nhớ giữa Thái Lan và Trung Quốc về hợp tác đường sắt.

Tháng 1/2015, số lượng nước thành viên của AIIB tăng lên thành 26 nước.

Và trong 2 ngày 14-15/5/2017 vừa qua đã diễn ra Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Nhất đới, Nhất Lộ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 30 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ cũng như phái đoàn của hơn 100 nước nữa.

Thành ý của Trung Quốc?

Tháng 3/2015, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ mọi sự so sánh sáng kiến này với Kế hoạch Marshall do Mỹ tài trợ sau Thế chiến 2. Ông Vương khi đó nói rằng sáng kiến này là sản phẩm của hợp tác, chứ không phải là công cụ địa chính trị và “không nên được nhìn nhận bằng não trạng Chiến tranh Lạnh đã lỗi thời”.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng mục tiêu của sáng kiến Nhất đới, Nhất Lộ là xây dựng quan hệ đối tác chứ không phải là liên minh.

VOV.VN

Bình luận của bạn