LIÊN HỆ MUA BÁN XE
Đăng bởi Admin in Tin Tức | 10 Comments
Theo TS. Kwon Young - Jong, nghiên cứu viên cao cấp của Viện GTVT Hàn Quốc, cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc chủ yếu là đường cao tốc, nên hệ thống chuyển trạm cho xe buýt (được lưu thông trên cao tốc) phù hợp được chú ý.
Tại Hàn Quốc, các trạm dừng xe buýt cũng được bố trí xung quanh đường cao tốc, tàu điện ngầm...
Sáng 21/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Dương diễn ra Hội nghị ATGT Việt Nam 2017 và phiên đặc biệt Hội nghị quốc tế về giao thông khu vực Đông Á (EASTS) với chủ đề “Bình Dương: Tầm nhìn về hệ thống giao thông an toàn cho một đô thị thông minh và đáng sống”. Hội nghị có nhiều chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu quốc tế về phát triển giao thông công cộng ở Việt Nam, đặc biệt ở Bình Dương.
Ứng dụng ITS quản lý giao thông Bình Dương
Tại hội nghị, đề cập đến ứng dụng giao thông thông minh tại Bình Dương, GS.TS. Mourui-Fang, trường Đại học Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc chia sẻ: Một thành phố thông minh là tổ hợp các hệ thống dịch vụ công cộng thông minh, trong đó hệ thống giao thông thông minh (ITS) thường được ưu tiên quan tâm trước và trở thành xu hướng chung của các đô thị trong và ngoài nước. Dịch vụ ITS phù hợp ứng dụng vào Bình Dương giai đoạn ngắn từ 3-5 năm, bởi hiện nay Bình Dương chưa được đầu tư ITS vào hệ thống, cơ sở hạ tầng vẫn đang thực hiện theo quy hoạch, nên việc đầu tư ngắn hạn vừa để thử nghiệm vừa dễ dàng tạo nguồn vốn đầu tư, ngoài ra còn có thể phát triển song hành cơ sở hạ tầng giao thông.
TS. Jeahak Oh, Phó viện trưởng Viện GTVT Hàn Quốc phân tích: Để giải quyết bài toán giao thông thì việc tích hợp các khâu quy hoạch thiết kế, đầu tư, vận hành, bố trí sắp xếp là rất quan trọng, đặc biệt là tạo cân bằng giữa đường bộ, đường sắt. TS. Jeahak Oh nhấn mạnh, các quy hoạch phải hướng đến mục tiêu là người dùng chứ không phải nhà đầu tư. Cần đầu tư ưu tiên cho các nút giao thông lớn, quan trọng. “Xe buýt nhanh (BRT) rất hiệu quả tại Hàn Quốc, do có đường sá đầy đủ. Ở TP.HCM đường không rộng lắm khó triển khai. Tuy nhiên tại Bình Dương, việc đầu tư hệ thống BRT phù hợp có thể làm một tuyến trọng điểm kết nối với TP.HCM”, TS. Jeahak Oh gợi ý.
Học kinh nghiệm các nước để phát triển xe buýt, hạn chế xe cá nhân
Theo TS. Kwon Young - Jong, nghiên cứu viên cao cấp của Viện GTVT Hàn Quốc, cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc chủ yếu là đường cao tốc, nên hệ thống chuyển trạm cho xe buýt (được lưu thông trên cao tốc) phù hợp được chú ý. Các trạm dừng xe buýt cũng được bố trí xung quanh đường cao tốc, tàu điện ngầm; Thời gian chờ xe buýt không dưới 3 phút, khoảng cách di chuyển dưới các trạm rất ngắn, không quá 180m, tạo thuận lợi cho người sử dụng phương tiện công cộng.
Còn theo GS. TS. Manfred Boltze, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đại học công nghệ Darmstadt CHLB Đức, tại Đức, phí đỗ xe ô tô được thu mức 24 USD/giờ để người dân lựa chọn phương thức phù hợp. Đồng thời, kiểm soát nhu cầu vận tải, dùng phương thức lựa chọn (kéo - đẩy). Kéo là quan tâm đến các lựa chọn thay thế hấp dẫn, cho phép đi lại đa phương thức. Đẩy là kiểm soát tiếp cận, quản lý đỗ xe, thu phí đường bộ. Ngoài ra, sử dụng những công cụ phù hợp như giá vé hợp lý, linh hoạt như vé đi làm cho sinh viên.
GS Cheng - Min Feng, Đại học Giao thông quốc gia Đài Loan cho biết, muốn giảm ùn tắc giao thông, hạn chế xe cá nhân nếu chúng ta chỉ cải thiện một chút thì không đủ mà cần tích hợp các loại hình giao thông với mục đích để giảm phương tiện cá nhân. Trên cơ sở đó phải tính toán việc quản lý đậu xe, tăng phí đỗ xe, cải thiện giao thông công cộng để người dân chọn lựa. Kinh nghiệm của Đài Loan là những nơi ách tắc có quy định trả phí đỗ xe cao, mục đích tạo những bất lợi cho hoạt động xe máy và người dân loại bỏ xe máy, từ đó họ sẽ chọn phương tiện công cộng thay thế.
Phát biểu tại hội nghị, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hội nghị đã nhận được những chia sẻ, kinh nghiệm hay bởi các đại biểu đến từ Hàn Quốc, Đức, Đài Loan… về phát triển giao thông công cộng. Thông qua hội nghị, Bình Dương cũng như TP.HCM sẽ nhận được những chia sẻ, góp ý hữu ích để phát triển giao thông công cộng hướng đến một đô thị thông minh, an toàn, xanh.
“Trong hội nghị này, tôi rất vui mừng khi có các đại biểu từ các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng công trình, vận tải, viễn thông, công nghệ thông tin và đặc biệt là đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước. Đặc biệt là sự tham dự của 130 chuyên gia GTVT và ATGT quốc tế đến từ các quốc gia trên khắp thế giới. Trên cơ sở các báo cáo khoa học và thảo luận tại hội nghị, tôi đề nghị Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia tổng hợp thành danh mục các công việc, nhiệm vụ cụ thể. Đề nghị các nhà quản lý và các tổ chức có liên quan chủ động phối hợp, trân trọng lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chọn lọc những quan điểm giải pháp hợp lý, đưa vào chương trình hành động của cơ quan, đơn vị mình đang làm việc”, ông Hùng nhấn mạnh.
Nguồn: Báo giao thông