LIÊN HỆ MUA BÁN XE
Đăng bởi Admin in Tin Tức | 10 Comments
Sáng 4/7, tại Kỳ họp thứ 4 khóa XV, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn năm 2030”.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ dừng hoạt động của xe máy và đề xuất miễn phí xe buýt
Năm 2030, vận tải công cộng đáp ứng 55% nhu cầu đi lại
Trình bày báo cáo về đề án, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nêu thực tế phương tiện giao thông đường bộ tăng lên quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông không theo kịp.
Dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của ô tô và xe máy, thì đến năm 2020 sẽ có 843.042 ôtô, 6.099.273 xe. Đến năm 2030 số ô tô là 1.954.738, xe máy là 7.506.430.
Theo ông Viện, mục tiêu của đề án này là thực hiện các giải pháp vừa lâu dài, vừa cấp bách, cụ thể để tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân TP. Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30-35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50-55%; Các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%...
Để thực hiện, các nhóm giải pháp chủ yếu được đặt ra như: Quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông, quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông, phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng… Cụ thể, có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân. Thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng theo đăng kiểm và niên hạn sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng để đề xuất các biện pháp thu hồi, xử lý đối với xe không đảm bảo chất lượng.
HĐND giao UBND thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện dự án, xác định nguồn kinh phí thực hiện các giải pháp của đề án được huy động từ nguồn ngân sách và thu hút từ nguồn vốn xã hội hóa thông qua hình thức đối tác công - tư (PPP).
Đề xuất miễn phí xe buýt
Trong phần thảo luận, ĐB Trần Thị Vân Hoa đồng tình với các giải pháp đề án nêu ra nhưng bà Hoa cho rằng, các giải pháp còn nặng tính hành chính, cần thêm giải pháp về chủ phương tiện giao thông, tuyên truyền nhận thức cho người dân, hướng tới thay đổi nhận thức về việc tham gia giao thông. ĐB Hoàng Huy Được (Ba Vì) nhận định, đề án được xây dựng khoa học và trên cơ sở thực tế. Tuy nhiên, ông Được cho rằng, sẽ hay hơn khi tìm ra nguyên nhân chính là ý thức người tham gia giao thông. Ông Được ví von “khi đi chiến trường đánh nhau không sợ bằng bước chân xuống đường, vì xe cộ đi ù ù” để minh chứng cho ý kiến của mình.
ĐB Phạm Đình Đoàn (quận Hoàng Mai) đề xuất TP miễn phí xe buýt, bởi nếu so sánh với những mất mát do ô nhiễm môi trường, hàng năm TP mất đến nửa tỷ USD chi phí cho phương tiện công cộng là rất cần thiết để tạo thói quen cho người dân đi phương tiện công cộng. Theo ông Đoàn, giờ “thu một chút ít” cũng sẽ khó tạo thói quen. ĐB Trần Việt Anh (Ba Đình) thì cho rằng, nếu chậm trễ thông qua đề án này thì đường phố Thủ đô sẽ trở thành một “bãi xe di động”.
Giải trình làm rõ ý kiến của các đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định, đến năm 2030, Hà Nội sẽ đảm bảo việc kết nối giao thông thuận tiện. Theo ông Viện, Hà Nội phấn đấu ở khu vực nội đô, 80% người dân khi dừng xe máy có thể tiếp cận các điểm tiện dừng phương tiện công cộng với quãng đường dưới 500 m (hiện nay là 40%). 20% còn lại, người dân có thể phải đi bộ dài hơn hoặc đi bằng xe đạp, nhưng không quá 1 km.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội:
Tăng kết nối để người dân có thể đi xe đạp
Xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội - Ảnh: Tạ Tôn
Một trong những điều kiện quan trọng để dừng xe máy trong khu vực nội đô là phải phát triển các loại hình vận tải công cộng để thay thế đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 80% khu vực nội đô tiếp cận điểm dừng đỗ vận tải hành khách công cộng dưới 500m. Còn đối với những điểm trên 500m, mà có một số ý kiến lo ngại như khu chung cư, ngõ nhỏ thực hiện kết nối bằng các phương tiện khác như xe đạp, kể cả xe đạp của cá nhân của người ta. Chúng tôi có bố trí các điểm giao thông tĩnh ở những điểm kết nối với phương tiện giao thông công cộng để người dân có thể đi xe đạp.
Một phương án nữa là có dịch vụ cho thuê xe đạp tại các nút giao thông công cộng để người dân có thể sử dụng di chuyển. Không loại trừ có những hành khách sử dụng taxi từ nhà đến điểm có phương tiện giao thông công cộng. Tôi tin rằng, với lợi ích của phương tiện giao thông công cộng là an toàn, văn minh, thuận tiện hơn thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ.
Chúng tôi sẽ rà soát lại toàn bộ mạng lưới, trên cơ sở dựa vào các tuyến đường sắt đô thị khi đưa vào hoạt động. Từ nay đến năm 2030, chúng tôi sẽ phải phủ kín kết nối bằng hệ thống vận tải, xe buýt và các phương tiện vận tải công cộng khác để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Đề án phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng tập trung vào xe buýt và bảo đảm các hệ thống, điểm dừng đỗ, gắn với việc kết nối toàn bộ hệ thống vận tải công cộng nói chung. Đồng thời, phải có các điểm giao thông tĩnh để kết nối giao thông cá nhân với vận tải công cộng.
Hoài Vũ (Ghi)
Lộ trình thực hiện giải pháp hạn chế xe cá nhân
Theo đề án, các nhóm giải pháp sẽ được chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017-2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đôi với những khu vực, tuyên phố ùn tăc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 2017-2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Trên 90% người dân ủng hộ hạn chế xe máy tại nội thành
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP khảo sát, điều tra xã hội học với 15.337 đối tượng người dân, hộ gia đình trên toàn địa bàn TP. Kết quả, tỷ lệ ủng hộ việc quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông cá nhân của người dân Thủ đô là 84%; riêng khu vực bên trong vành đai 3 là trên 85%. Hơn 90% số người được hỏi cũng ủng hộ lộ trình thanh thải xe máy cũ nát và dừng hoạt động xe máy tại khu vực nội thành. Tuy nhiên, người dân cũng yêu cầu TP phải tập trung xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng hữu hiệu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại khi hạn chế các loại phương tiện cá nhân, bao gồm cả xe máy. Ngoài ra, trên 71% người dân được lấy ý kiến cũng đồng tình với việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.
Theo Báo giao thông