LIÊN HỆ MUA BÁN XE
Đăng bởi Admin in Tin Tức | 10 Comments
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Bounchanh Singthanvong sẽ có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, chào xã giao Lãnh đạo Chính phủ, vinh dự đón nhận bằng Tiến sỹ danh dự do Trường Đại học GTVT Hà Nội trao tặng và tham gia các hoạt động giao lưu giữa hai ngành GTVT.
Nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977-18/7/2017), nhận lời mời của Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, đoàn công tác của Bộ Công chính và Vận tải nước CHDCND Lào do Tiến sĩ Bounchanh Sinthavong, Bộ trưởng dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc với Bộ Giao thông vận tải trong các ngày 6 – 7 tháng 3/2017.
Một số hợp tác quan trọng về giao thông vận tải Việt Nam và Lào
Trong nhiều năm qua, Đảng, Chính phủ hai nước đã quan tâm và tập trung vào kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng các tuyến đường ngang Đông - Tây thành những trục giao thông trọng yếu, như Đường 2E, 7, 8, 9, 18B, Hủa Phăn – Xiêng Khoảng… kết nối với các tuyến đường bộ của Việt Nam: QL279, 7, 8, 9, 40, 12… tạo điều kiện cho phía Lào lưu thông vận chuyển hàng hóa xuất nhập cảnh thông qua các cảng biển Việt Nam (Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng...).
Với kết nối hạ tầng ngày càng được củng cố và phát triển, Việt Nam và Lào đã và đang phối hợp đẩy mạnh khai thác, tổ chức vận tải một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội của hai nước và tăng kim ngạch thương mại hai chiều (hiện tại vẫn giữ ở mức dưới 2 tỷ USD/năm), hai bên cần tiếp tục thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng chiến lược quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Chính vì vậy, tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác GTVT giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn 2030 ký ngày 14/9/2015 tại Viêng Chăn, Chính phủ hai nước đã xác định tuyến đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng và đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội – Thủ đô Viêng Chăn là 02 dự án kết nối chiến lược cần được đầu tư và xây dựng trong thời gian tới. Cùng với việc thúc đẩy đầu tư, xây dựng cao tốc kết nối giữa hai thủ đô, dự án đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng có tổng chiều dài khoảng 550km, trên lãnh thổ Việt Nam đoạn từ Vũng Áng đến cửa khẩu Việt – Lào dài khoảng 119 km, đây là dự án chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước và tạo tiền đề để giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Việc mở ra tuyến đường sắt này sẽ là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thể biển của Việt Nam.
Dự án quan trọng thứ ba đó là tập trung khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng Áng. Liên quan tới cảng này: Ngày 20/7/2001, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Lê Ngọc Hoàn và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bưu điện và Xây dựng Lào thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước đã ký Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về sử dụng cảng Vũng Áng. Như vậy, Chính phủ hai nước cam kết tạo thuận lợi tối đa cho hàng hóa quá cảnh của Lào qua Việt Nam sử dụng cảng Vũng Áng. Hiện Chính phủ hai nước đang tiếp tục trao đổi các giải pháp đồng bộ để Lào sử dụng hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Tới nay, hợp tác hai bên về lĩnh vực GTVT đã được củng cố, tăng cường qua việc Chính phủ hai Bên đã thỏa thuận Chiến lược hợp tác GTVT giai đoạn 2016 – 2025 và tầm nhìn tới 2030. Triển khai Chiến lược này, hai Bên sẽ tăng cường phối hợp, tập trung triển khai thực hiện kết nối hạ tầng GTVT giữa hai nước thông qua thỏa thuận triển khai quy hoạch, kế hoạch các dự án cụ thể, đặc biệt là dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, dự án Phu-Thít-Phờng đi Na Xon nối với tỉnh Điện Biên của Việt Nam..., hoàn thành xây dựng cầu Xả Ợt II trên đường 9, hoàn thành nâng cấp tuyến đường Hủa Phăn – Xiêng Khoảng nối với tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam...; Thúc đẩy vận tải hàng hóa hai chiều qua lại hai nước nhằm tăng kim ngạch thương mại hai bên và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Khuyến khích các Cục, Vụ, Viện tăng cường giao lưu, trao đổi chuyên môn thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị. Hai Bộ GTVT cũng giao nhóm chuyên viên xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực tổng thể cho Lào trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chương trình giao lưu giữa các thế hệ lão thành và thanh niên sẽ được duy trì với mục đích giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau.
Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực GTVT còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như LHQ, Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV). Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; góp phần nâng cao uy tín, vị thế và trách nhiệm của mỗi nước nói chung và của lĩnh vực GTVT nói riêng ở khu vực và trên thế giới.
Sưu tầm
Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải nước CHDCND Lào sang thăm và làm việc tại Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977-18/7/2017), nhận lời mời của Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, đoàn công tác của Bộ Công chính và Vận tải nước CHDCND Lào do Tiến sĩ Bounchanh Sinthavong, Bộ trưởng dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc với Bộ Giao thông vận tải trong các ngày 6 – 7 tháng 3/2017.
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Bounchanh Singthanvong sẽ có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, chào xã giao Lãnh đạo Chính phủ, vinh dự đón nhận bằng Tiến sỹ danh dự do Trường Đại học GTVT Hà Nội trao tặng và tham gia các hoạt động giao lưu giữa hai ngành GTVT.
Một số hợp tác quan trọng về giao thông vận tải Việt Nam và Lào
Trong nhiều năm qua, Đảng, Chính phủ hai nước đã quan tâm và tập trung vào kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng các tuyến đường ngang Đông - Tây thành những trục giao thông trọng yếu, như Đường 2E, 7, 8, 9, 18B, Hủa Phăn – Xiêng Khoảng… kết nối với các tuyến đường bộ của Việt Nam: QL279, 7, 8, 9, 40, 12… tạo điều kiện cho phía Lào lưu thông vận chuyển hàng hóa xuất nhập cảnh thông qua các cảng biển Việt Nam (Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng...).
Với kết nối hạ tầng ngày càng được củng cố và phát triển, Việt Nam và Lào đã và đang phối hợp đẩy mạnh khai thác, tổ chức vận tải một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội của hai nước và tăng kim ngạch thương mại hai chiều (hiện tại vẫn giữ ở mức dưới 2 tỷ USD/năm), hai bên cần tiếp tục thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng chiến lược quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Chính vì vậy, tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác GTVT giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn 2030 ký ngày 14/9/2015 tại Viêng Chăn, Chính phủ hai nước đã xác định tuyến đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng và đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội – Thủ đô Viêng Chăn là 02 dự án kết nối chiến lược cần được đầu tư và xây dựng trong thời gian tới. Cùng với việc thúc đẩy đầu tư, xây dựng cao tốc kết nối giữa hai thủ đô, dự án đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng có tổng chiều dài khoảng 550km, trên lãnh thổ Việt Nam đoạn từ Vũng Áng đến cửa khẩu Việt – Lào dài khoảng 119 km, đây là dự án chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước và tạo tiền đề để giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Việc mở ra tuyến đường sắt này sẽ là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thể biển của Việt Nam.
Dự án quan trọng thứ ba đó là tập trung khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng Áng. Liên quan tới cảng này: Ngày 20/7/2001, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Lê Ngọc Hoàn và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bưu điện và Xây dựng Lào thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước đã ký Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về sử dụng cảng Vũng Áng. Như vậy, Chính phủ hai nước cam kết tạo thuận lợi tối đa cho hàng hóa quá cảnh của Lào qua Việt Nam sử dụng cảng Vũng Áng. Hiện Chính phủ hai nước đang tiếp tục trao đổi các giải pháp đồng bộ để Lào sử dụng hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Tới nay, hợp tác hai bên về lĩnh vực GTVT đã được củng cố, tăng cường qua việc Chính phủ hai Bên đã thỏa thuận Chiến lược hợp tác GTVT giai đoạn 2016 – 2025 và tầm nhìn tới 2030. Triển khai Chiến lược này, hai Bên sẽ tăng cường phối hợp, tập trung triển khai thực hiện kết nối hạ tầng GTVT giữa hai nước thông qua thỏa thuận triển khai quy hoạch, kế hoạch các dự án cụ thể, đặc biệt là dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, dự án Phu-Thít-Phờng đi Na Xon nối với tỉnh Điện Biên của Việt Nam..., hoàn thành xây dựng cầu Xả Ợt II trên đường 9, hoàn thành nâng cấp tuyến đường Hủa Phăn – Xiêng Khoảng nối với tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam...; Thúc đẩy vận tải hàng hóa hai chiều qua lại hai nước nhằm tăng kim ngạch thương mại hai bên và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Khuyến khích các Cục, Vụ, Viện tăng cường giao lưu, trao đổi chuyên môn thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị. Hai Bộ GTVT cũng giao nhóm chuyên viên xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực tổng thể cho Lào trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chương trình giao lưu giữa các thế hệ lão thành và thanh niên sẽ được duy trì với mục đích giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau.
Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực GTVT còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như LHQ, Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV). Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; góp phần nâng cao uy tín, vị thế và trách nhiệm của mỗi nước nói chung và của lĩnh vực GTVT nói riêng ở khu vực và trên thế giới.
Sưu tầm